Thị Trường Hàn Quốc

 Hàn Quốc hay Đại Hàn Dân Quốc là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên trong khu vực Đông Bắc Á (phía nam vĩ tuyến 38), phía bắc tiếp giáp với CHDCND Triều Tiên, phía Đông giáp biển Đông (còn gọi là biển Nhật Bản), phía Nam và phía Tây giáp với biển Hoàng Hải. Ngôn ngữ chính và là duy nhất của Hàn Quốc là tiếng Hàn Quốc hay còn gọi là tiếng Triều Tiên, sử dụng chữ viết Hangul, nhiều người cho rằng ngôn ngữ này là một nhánh thuộc ngữ hệ Altai.

Bản đồ Hàn Quốc

 Diện tích Hàn Quốc là 100.032 km, dân số là hơn 48,58 triệu người và là quốc gia có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới, Hàn Quốc có 8 tỉnh và 7 thành phố, thủ đô là Seoul, các thành phố lớn là Busan, Daegu, Daejeon, Gwangju, Incheon, Ulsan.

 Theo số liệu thống kê do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% số dân Hàn Quốc cho biết không theo tôn giáo nào, số người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong đó là đạo Tin lành 18,3%, Công giáo 10,9%), Phật giáo là 22,8% , Khổng giáo là 01%, khoảng 01% còn lại theo các tôn giáo khác. Ngoài ra, tại Hàn Quốc có khoảng khoảng 0,09% dân số theo đạo Hồi.

 Giao thông Hàn Quốc: người Hàn Quốc sử dụng nhiều phương tiện để di chuyển, chủ yếu người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe Bus, tầu điện ngầm…) để di chuyển và dần trở thành thói quen và phương thức di chuyển chính của người dân sinh sống ở các đo thị lớn. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn sử dụng tàu hỏa, máy bay và tàu thủy trong các chuyến đi xa.

Quan hệ song phương hai nước:

   Quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã và đang phát triển toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực hợp tác trong suốt 30 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Hàn Quốc và Việt Nam được xem là hai nước anh em. Xét đến thực trạng quan hệ phát triển vượt bậc này, hai nước hiện đang trao đổi nhằm nâng cấp mối quan hệ lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

   Xét về mặt kinh tế, kim ngạch thương mại song phương Hàn-Việt năm 1992 chỉ đạt 500 triệu USD nhưng đến năm 2020 đã đạt mức 70 tỷ USD, hai nước dự kiến sẽ sớm cán mốc 100 tỷ USD trong thời gian tới. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc, Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, đồng thời là nước đầu tư lớn nhất vào thị trường Việt Nam. Hai nước đã trở thành đối tác hợp tác kinh tế không thể tách rời.

Giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng diễn ra hết sức sôi nổi. Vào năm 2019, du khách Hàn Quốc đến Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 trong tổng số du khách quốc tế với tổng 4.800.000 lượt người. Số du khách Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 550.000 lượt người. Dự tính có khoảng 5.350.000 lượt du khách qua lại giữa hai nước trong năm 2019. Trong 2 năm qua, giao lưu nhân dân giữa hai nước có phần thuyên giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 chưa từng có tiền lệ, tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước đang dần nối lại và đang ngày một sôi nổi hơn.

Về lĩnh vực xuất khẩu lao động:

  Theo thông tin của Cục quản lý lao động ngoài nước: Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Gia Liêm cho biết, Hàn Quốc là một trong những thị trường lao động trọng điểm, thu hút nhiều người lao động Việt Nam với mức lương cao, chi phí xuất cảnh thấp và môi trường làm việc khá tốt. Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp và có tới 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

 Thứ nhất, đi theo Chương trình EPS, đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc. Từ năm 2004 đến nay có hơn 100.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc và hiện có gần 28.000 lao động đang làm việc (visa E9) tại Hàn Quốc theo Chương trình này. Người lao động có mức thu nhập bình quân từ 1.500 – 2.000 USD/ tháng và được hưởng quyền lợi và các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12/2021.Thứ hai là lao động kỹ thuật (visa E7), đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc. Ngoài ra, người lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS cũng có thể thi để chuyển đổi sang lao động kỹ thuật với visa E7.

Những lao động nay cư trú và làm việc dài hạn tại Hàn Quốc (trên 5 năm) với mức lương từ 2.000 – 2.500 USD/ tháng. Hiện có khoảng 3.535 lao động kỹ thuật đang là việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, hàn, cơ khí, vận hành máy.Thứ ba là người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc. Hiện có gần 10.000 thuyền viên Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc với mức lương trên các tàu đánh cá xa bờ từ 450-550 USD/ tháng và tàu cá gần bờ là 1.400 USD/ tháng.

 Ngoài ra, từ năm 2016, Bộ LĐTBXH đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước, đã tạo điều kiện cho người nông dân Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm nông nghiệp. Hiện có 9 địa phương gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cà Mau và Quảng Bình đã ký thỏa thuận với Hàn Quốc và đưa gần 1.000 lao động đi, 17 tỉnh đang xúc tiến đàm phán để ký thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc.

 “Việc đa dạng các hình thức phái cử lao động sang Hàn Quốc nhằm tận dụng những ngành nghề mà phía bạn đang thiếu, trong khi rất phù hợp với người lao động Việt Nam. Cách tổ chức bài bản, chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến xuất cảnh cũng là cách để hạn chế tối đa lao động bỏ trốn, lấy lại hình ảnh lao động Việt trên đất Hàn. Quan trọng hơn cả là bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người lao động từ chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng có mức thu nhập tốt nhất” – ông Liêm nhấn mạnh./.

Các hình ảnh lao động của Vinamex làm thủ tục xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc, chụp ảnh tại sân bay Nội Bài – Hà Nội :

Về VINAMEX:

   Công ty chúng tôi hiện đang triển khai chương trình hợp tác cung ứng lao động thuyền viên đi làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ Hàn Quốc (Visa E10), tính đến thời điểm hiện tại đã đưa được hơn 300 lao động xuất cảnh, và con số xuất cảnh sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới.

 Ngoài ra Công ty Vinamex cũng đang đàm phán với 1 số tập đoàn lớn trong ngành đóng tàu của Hàn Quốc như DaeWoo, HyunDai, SamSung để ký hợp tác triển khai chương trình cung ứng lao động kỹ thuật cao (Visa E7) đối với một số chuyên ngành đặc thù: Hàn, Sơn, Điện…